Công ty TNHH PyrojectCông ty TNHH Pyroject
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Blog
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Blog
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
Category: Kỹ thuật

Quynh Cute2021-12-29T11:03:03+07:00

TOP 5 THÁCH THỨC KHI TRIỂN KHAI IOT TRONG CÔNG NGHIỆP

Những thách thức IoT công nghiệp mà các nhà sản xuất phải đối mặt là gì? Việc triển khai IoT trong công nghiệp để kiểm soát các máy móc thiết yếu phụ thuộc vào việc căn thời gian chính xác của các tín hiệu điều khiển. Vì thế khoảng thời gian cần thiết để một tin nhắn đi qua hệ thống mạng là rất quan trọng.

Các cảnh báo an toàn chậm hơn một vài giây cũng có thể có tác động lớn. Để tránh rủi ro cho công ty, các thiết bị và mạng cần có một nền thông tin liên lạc an toàn.

Hơn nữa, IoT công nghiệp cần phải phát triển và thích ứng để đáp ứng các yêu cầu trong tương lai. Do đó, việc triển khai IoT công nghiệp cần phần cứng, phần mềm và hệ mạng phải linh hoạt. Hãy cùng trả lời những câu hỏi sau để hiểu rõ:

1. Kết nối IoT nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn?

Phát triển kỹ thuật trong 20 năm gần đây giúp chúng ta có nhiều lựa chọn kết nối hơn, có nhiều giao thức trong kết nối có dây hay không dây. Nhiều công ty đang chuyển sang dùng mạng di động, nhờ đó mà an toàn, đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí hơn cho việc triển khai IoT công nghiệp.

Hầu hết các gateway IoT trên thị trường đều tương thích với GPRS và Wi-Fi / LAN, nhưng các thiết bị cũ lại phụ thuộc vào PLC, hệ thống đo từ xa (SCADA) và RTU để tạo dữ liệu. Vì vậy, nhu cầu của nhiều nhà máy là cần có một lớp ở biên (Edge) phù hợp, chuyển đổi các giao thức vận chuyển (transport layer) và định dạng lại dữ liệu để gửi dữ liệu đến nền tảng IoT (thường thông qua MQTT).

Do đó, việc sử dụng một nền tảng hay thiết bị hỗ trợ cả mạng truyền thông di động, mạng có sẵn (wifi, Ethernet, RS485) và có thể mở rộng là rất quan trọng. Ngoài ra, hệ IoT có khả năng tích hợp kết nối LoRa và Zigbee cho trong một mạng lưới thống nhất giúp mở ra nhiều hướng hơn trong tương lai.

Như vậy, phải căn cứ vào tính chất hoạt động công nghiệp của bạn để lựa chọn 1 loại kết nối phù hợp hoặc tổ hợp các kết nối giúp lưu chuyển thông tin hiệu quả.

2. Bạn sẽ quản lý kết nối của mình như thế nào?

Nếu đã từng làm IoT cho một nhà máy nào hẳn bạn sẽ biết có rất rất nhiều thiết bị, máy móc, cảm biến cùng phối hợp hoạt động vận hành. Nếu phải điều khiển hay thu nhận dữ liệu từ từng thiết bị như vậy thì mỗi cái sẽ quản lý ra sao, đánh số thứ tự như Modbus hay dùng địa chị IP như mạng LAN hay địa chỉ Profibus? Chưa kể việc nhiều loại kết nối khác nhau giữa các lớp cũng tạo ra bất đồng bộ.

Thông thường trong một nhà máy, IT sẽ quản lý các máy tính kết nối mạng thông qua địa chỉ MAC và IP, còn SCADA hoặc PLC sẽ quản lý cảm biến, thiết bị quy trình bằng địa chỉ Modbus.

Khi triển khai IoT trong công nghiệp, không còn đơn thuần trong 1 nhà máy nữa, bạn cần một công cụ hoặc nền tảng hoặc mô hình phân cấp để quản lý được trạng thái của tất cả thiết bị và cảm biến để thu gom mọi dữ liệu có thể. Có như vậy mới nâng cao năng suất hay siết chặt các lỗi sản xuất.

Và mô hình hiệu quả nhất là các nền tảng quản lý kết nối IoT với sự kết hợp của edge gateway (gateway ở biên). Nền tảng quản lý kết nối sẽ tương thích với nhiều giao thức, cho phép số lượng kết nối cực lớn, quản lý chi tiết đến từng điểm dữ liệu. Bên cạnh đó, gateway sẽ hỗ trợ giảm tải băng thông và xử lý các giao thức realtime hoặc nền tảng không hỗ trợ (như là Modbus hay Zigbee, LoRa).

3. Có dễ dàng tích hợp với Hệ thống hiện có của bạn không?

Công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) thường là những hệ thống độc lập riêng biệt. Nhưng với máy móc thông minh hơn và sự tăng trưởng của việc triển khai IoT công nghiệp đòi hỏi sự tích hợp cả hai. Như vậy, một hệ công nghiệp như nhà máy hay công xưởng đang hoạt động thì việc tích hợp có dễ không?

Có lẽ khó trả lời ngay vì dễ hay không không chỉ phụ thuộc vào sự đa năng của giải pháp IoT mà còn phụ thuộc vào tính sẵn sàng của máy móc, cảm biến, mạng kết nối. Đối với phần cứng, triển khai IoT đơn giản nhất là gắn 1 thiết bị thu thập giao tiếp với PLC và có kết nối 4G để truyền trực tiếp lên Cloud/Server. Hạn chế can thiệp vào hệ mạng LAN của nhà máy. Nhưng đổi lại thì IT của nhà máy chẳn thể quản lý được những thiết bị như vậy. Giải pháp tốt hơn là nhà máy nên có một hệ thống quản lý kết nối IoT.

Kết quả là, quản lý tích hợp vào hệ thống IoT thông qua các API cho bên thứ ba, cho phép tự động hóa và cung cấp có kiểm soát.

4. Có dễ dàng nhân rộng qua các cơ sở khác không?

Các hệ thống IoT công nghiệp phải thích ứng và có thể mở rộng thông qua phần mềm hoặc chức năng bổ sung tích hợp với giải pháp tổng thể.

Việc triển khai các giải pháp IIoT trên cả nước có các đối tác ở mọi khu vực mà bạn dự định hoạt động. Với nhiều gói và nhận được từ nhiều nhà cung cấp và mạng khác nhau. Tất cả điều này trở nên rất khó quản lý vì các nhà cung cấp có các sản phẩm và điều khoản hợp đồng khác nhau. Giải pháp là sử dụng một nhà cung cấp có thể kết nối với hầu hết mọi đơn vị nhà thầu khác.

Quản lý từ một nền tảng duy nhất mang lại toàn quyền kiểm soát. Nếu một thiết bị gặp sự cố kết nối, hệ thống có thể đưa mạng đó ra khỏi vùng phủ sóng và ngay lập tức chuyển sang mạng có tín hiệu mạnh nhất trong khu vực.

5. Lựa chọn Đối tác phù hợp

Công nghệ thay đổi với tốc độ nhanh chóng. Do đó, việc lựa chọn đúng đối tác cho một mối quan hệ kinh doanh lâu dài là rất quan trọng.

Tương lai của lĩnh vực IoT là một trong những mảng triển khai kết hợp nhiều bên, thay đổi công nghệ và liên minh đối tác.

Một giải pháp chung như Pyriot M2C sẽ giúp bạn vượt qua những thách thức khi triển khai IoT công nghiệp. Làm việc thông qua nhu cầu kết nối của bạn và định hướng cho sự mở rộng trong tương lai của bạn.


Related Posts

TẠI SAO CÁC DỰ ÁN IOT KHÔNG THÀNH CÔNG?
TẠI SAO CÁC DỰ ÁN IOT KHÔNG THÀNH CÔNG? Có một sự thật là ¾ các dự án về IOT...
Kỹ thuật
5 LOẠI NỀN TẢNG IOT
5 LOẠI NỀN TẢNG IOT Xin chào, có vẻ như bạn đã bắt đầu đọc về các hệ thống IoT,...
Kỹ thuật
IOT GATEWAY HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? HÃY CÙNG TÌM HIỂU KIẾN TRÚC CỦA NÓ
IOT GATEWAY HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? HÃY CÙNG TÌM HIỂU KIẾN TRÚC CỦA NÓ (Bài viết tham khảo từ...
Kỹ thuật
NỀN TẢNG CỦA SẢN XUẤT THÔNG MINH: DỮ LIỆU MÁY
NỀN TẢNG CỦA SẢN XUẤT THÔNG MINH: DỮ LIỆU MÁY Cải thiện 15-20% hiệu suất Việc thu thập dữ liệu máy (ví...
Kỹ thuật, Số hóa
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ: HƯỚNG DẪN ĐẦY ĐỦ CHO CÁC NHÀ SẢN XUẤT
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ: HƯỚNG DẪN ĐẦY ĐỦ CHO CÁC NHÀ SẢN XUẤT Tìm nguồn gốc của vấn...
Kỹ thuật, Số hóa
CÁC BƯỚC ĐỂ TẠO MỘT IOT DASHBOARD ?
CÁC BƯỚC ĐỂ TẠO MỘT IOT DASHBOARD ? (Bài viết tham khảo từ How to build an IoT dashboard -...
Kỹ thuật
7 NGUỒN DỮ LIỆU CỦA IOT
7 NGUỒN DỮ LIỆU CỦA IOT (Bài viết tham khảo từ 7 Types of Industrial IoT Data Sources (And How...
Kỹ thuật
HARDWARE DESIGN GUIDE FOR IOT PROJECTS (PART I): IOT SENSOR NODES AND GATEWAY DEVICES
THIẾT KẾ PHẦN CỨNG CHO IOT SENSOR NODE VÀ IOT GATEWAY (Bài viết tham khảo từ Hardware Design for...
Kỹ thuật
MÁY MÓC SẢN SINH RA DỮ LIỆU NHƯNG AI MỚI LÀ CHỦ SỞ HỮU DỮ LIỆU IOT ĐÓ?
MÁY MÓC SẢN SINH RA DỮ LIỆU NHƯNG AI MỚI LÀ CHỦ SỞ HỮU DỮ LIỆU IOT ĐÓ? ...
Kỹ thuật
4 KHỐI QUAN TRỌNG PHẢI BIẾT KHI THIẾT KẾ PHẦN CỨNG IOT
4 khối quan trọng phải biết khi thiết kế phần cứng IoT The 4 Building Blocks of IoT Device Hardware (Bài...
Kỹ thuật
TÍNH GIÁ CỦA CÁC NỀN TẢNG IOT NỔI TIẾNG
CÁCH TÍNH GIÁ CỦA CÁC NỀN TẲNG IOT PHỔ BIẾN Kết nối một thiết bị đến một cloud nào đó...
IoT/IIoT, Kỹ thuật
internet of things cho người mới bắt đầu
INTERNET OF THINGS (IOT) : CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
INTERNET OF THINGS (IOT) : CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU Giao thức MQTT với ESP32 và Node-red Giới thiệu nội dung : MQTT...
IoT/IIoT, Kỹ thuật
TỐN BAO NHIÊU CHI PHÍ CHO 1 HỆ THỐNG IOT
TỐN BAO NHIÊU CHI PHÍ CHO 1 HỆ THỐNG IOT (Bài viết tham khảo từ How Much Does It Cost To...
Kỹ thuật
IoT sẽ thay đổi tương lai của ngành nông nghiệp như thế nào ?
IOT SẼ THAY ĐỔI TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO ? 1. Giới thiệu Với sự gia...
Kỹ thuật
IOT PLATFORM MÃ NGUỒN MỞ
Các IoT Platform mã nguồn mở Để hiểu mã nguồn mở IoT platform là gì, hãy xem xét ba thực...
IoT/IIoT, Kỹ thuật
XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THU THẬP DỮ LIỆU KHI BẮT ĐẦU DỰ ÁN IOT
XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THU THẬP DỮ LIỆU KHI BẮT ĐẦU DỰ ÁN IOT Khi bắt đầu một dự án...
Kỹ thuật
TRIỂN KHAI IOT VÀ NHỮNG THÁCH THỨC PHẢI GIẢI QUYẾT
TRIỂN KHAI IOT VÀ NHỮNG THÁCH THỨC PHẢI GIẢI QUYẾT Có thể bạn đang nghĩ một ứng dụng app điều...
Kỹ thuật
MUA LINH KIỆN Ở ĐÂU ĐỂ CÓ MỘT SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG?
MUA LINH KIỆN Ở ĐÂU ĐỂ CÓ MỘT SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG? Khi bắt đầu làm các ứng dụng liên...
Kỹ thuật
KIẾN TRÚC FIRMWARE NÀO PHÙ HỢP VỚI THIẾT BỊ IOT CỦA BẠN?
KIẾN TRÚC FIRMWARE NÀO PHÙ HỢP VỚI THIẾT BỊ IOT CỦA BẠN? (Bài viết tham khảo từ How to choose...
Kỹ thuật
IOT TRONG LOGISTIC & VẬN TẢI
IOT TRONG LOGISTIC & VẬN TẢI Với COVID-19 phá vỡ các ngành công nghiệp vận tải, công nghệ hậu cần...
Kỹ thuật
IoT Gateway và IoT Gateway Công nghiệp (IIoT) – Ứng dụng và phát triển.
IOT GATEWAY VÀ IOT GATE WAY CÔNG NGHIỆP (IIOT) - ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN (Bài viết tham khảo IoT...
Kỹ thuật
pyroject

Sở hữu Pyriot M2C - Chúng tôi cung cấp dịch vụ số hoá dữ liệu từ thiết bị, máy móc đến Cloud

Pyriot M2C

  • Thiết bị
  • Kết nối
  • Chuyển đổi
  • Trực quan
  • Tích hợp

MENU

  • Trang chủ
  • Sản phẩm
  • Dịch vụ
  • Blog
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Liên Hệ

  • Địa chỉ: 13/35 Thành Mỹ, phường 8, quận Tân Bình
  • SĐT: 0906515105 - 0914763634
  • Email: [email protected]
  • Thời gian làm việc:: T2 - T7 / 8:00 AM - 5:30 PM
Pyroject Copyright 2021. All Rights Reserved.